Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (2024)

Hotline: 1900633599

Mở cửa 7h30 - 17h00 / T2 - CN xuyên trưa

  • Tư vấn trực tuyến
  • Đặt Lịch Khám
  • Địa Chỉ Trung Tâm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Nutrihome
    • Tầm nhìn sứ mệnh
    • Giá trị khác biệt
    • Đội ngũ chuyên gia
    • Quy trình khám, tư vấn và điều trị
    • Các câu hỏi thường gặp (FAQ)
        • Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (5)
        • Tăng cân hiệu quả cho trẻ còi cọc - Biếng ăn - suy dinh dưỡng
        • “Công phá" Biếng ăn - Trẻ mau ăn, thích ăn, chóng lớn
        • Tư vấn thực đơn theo yêu cầu – toàn diện, dễ làm, ngon miệng
        • Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ – Ba mẹ thấp nuôi con cao lớn vượt trội
        • Táo bón ở trẻ em – điều trị hiệu quả, giúp trẻ ăn ngon, khỏe mạnh
        • Thực đơn chuyên biệt cho bệnh tiểu đường, tim mạch, cơ xương khớp…
        • Giảm cân, giảm mỡ toàn diện với thực đơn chuyên biệt
        • Phát triển trí não tối ưu cho trẻ trong 3 giai đoạn vàng
        • Dậy thì sớm – Chủ động can thiệp giúp trẻ khỏe mạnh, cao lớn tối ưu
        • Phân tích thành phần cơ thể – ‘Giải mã’ sức khỏe, vóc dáng, bệnh tật
    • Khám dinh dưỡng trẻ em
    • Khám dinh dưỡng người lớn
  • Bảng Giá
    • Dịch vụ Dinh dưỡng
    • Xét nghiệm thành phần sữa mẹ và các dịch vụ khác
    • Dịch vụ xét nghiệm cận lâm sàng
  • Tin tức
    • Kiến thức dinh dưỡng
    • Thông tin bệnh học
    • Vaccine
    • Tin tức hoạt động

Tư vấn trực tuyến

1900633599

08/05/2024 Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (9) Tác giả: Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh là câu hỏi phổ biến khiến người bệnh mỡ máu cao trăn trở. Bởi vì, tiêu thụ các loại thức uống hạ mỡ máu không chỉ giúp duy trì mức lipid máu trong ngưỡng an toàn, mà còn hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng tim mạch. Vậy, người bệnh nên uống gì để giảm mỡ máu cao một cách an toàn và hiệu quả? Hãy cùng Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (11)

Người bệnh máu nhiễm mỡ nên uống gì để giảm mỡ máu nhanh?

Uống thức uống giảm mỡ máu có hiệu quả không?

Việc tiêu thụ thức uống giảm mỡ máu CÓ THỂ đem lại những hiệu quả nhất định trong việc cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Cụ thể, mỡ máu cao là tình trạng các chỉ số cholesterol và triglyceride trong máu tăng cao hơn mức bình thường, dẫn đến nguy cơ cao xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

Để cải thiện chỉ số mỡ máu, bên cạnh việc điều trị tại cơ sở y tế, người bệnh còn cần phải xây dựng một chế độ ăn giảm mỡ máu, giàu dinh dưỡng lành mạnh, khoa học tại nhà. Trong đó, việc lựa chọn các thức uống giảm mỡ máu có thể là một phương pháp hữu hiệu, giúp gia tăng hiệu quả điều trị bệnh và tối ưu hóa thực đơn ăn uống hàng ngày.

Uống gì để giảm mỡ máu?

Để giảm mỡ máu, người bệnh nên lựa chọn các loại thức uống như nước lọc, trà thảo dược, nước ép rau củ,… Cụ thể:

1. Nước lọc

Nghiên cứu cho thấy, nước có vai trò quan trọng đối quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể. Việc thiếu nước có khả năng khiến chỉ số cholesterol xấu (LDL) tăng cao và hạ nồng độ cholesterol tốt (HDL), dẫn đến tình trạng máu nhiễm mỡ và các biến chứng tim mạch. Vì vậy, việc uống đủ nước, kể cả nước lọc cũng có thể góp phần kiểm soát tình trạng mỡ máu cao.

2. Trà thảo dược

Các loại trà thảo dược thường chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoids, polyphenols,… góp phần bảo vệ tế bào gan khỏi hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương, hỗ trợ quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể diễn ra hiệu quả.

Ngoài ra, đối với cặn mỡ bám tại thành động mạch, những chất này cũng có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa, giảm viêm, giảm hình thành mảng bám gây xơ vữa, góp phần đẩy lùi các biến chứng liên quan đến tim mạch.

3. Nước ép rau củ quả

Bên cạnh hàm lượng cao chất chống oxy hóa, các loại nước ép rau củ quả còn chứa hai loại chất xơ hoà tan và chất xơ không hòa tan. Các loại chất xơ này đều có tác dụng giúp kiểm soát hàm lượng chất béo hấp thụ từ thực phẩm và hỗ trợ bài tiết mỡ thừa ra khỏi cơ thể, góp phần cải thiện chỉ số lipid máu.

4. Sữa hạt

Sữa hạt chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và chất xơ. Bên cạnh đó, nhóm thức uống này cũng rất giàu các loại axit béo bão hoà đơn và đa, điển hình như omega-3, omega-6 và omega-9.

Đây đều những dưỡng chất được chứng minh tác dụng hỗ trợ kiểm soát các chỉ số mỡ máu, bao gồm cả cholesterol và triglyceride. Vì vậy, bổ sung sữa hạt vào chế độ dinh dưỡng cũng là một sự lựa chọn đáng cân nhắc cho câu hỏi uống gì để giảm mỡ máu nhanh.

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (12)

Sữa hạt giàu axit béo không bão hòa, tốt cho người bệnh máu nhiễm mỡ

Uống nước gì để giảm mỡ máu?

Những thức uống giúp giảm mỡ máu bao gồm trà xanh, cacao, nước ép lựu, nước ép việt quất, nước ép cà chua,… Dưới đây là danh sách các thức uống hạ lipid máu và chi tiết tác dụng của mỗi loại, giúp bạn trả lời câu hỏi uống gì để giảm mỡ máu nhanh:

1. Trà xanh

Theo nghiên cứu, uống trà xanh có thể làm giảm nồng độ cholesterol xấu và cholesterol tổng thể, hỗ trợ cải thiện chỉ số mỡ máu. Bởi lẽ, hợp chất EGCG trong thức uống này sở hữu thuộc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng thúc đẩy quá trình “đốt cháy” tế bào mỡ và chuyển hóa chúng thành năng lượng cho cơ thể.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa khác trong trà xanh như catechin, epicatechin, epicatechin gallate,… cũng góp phần đẩy lùi tình trạng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ. Vì vậy, bổ sung trà xanh vào thực đơn hàng ngày có thể là một cách hiệu quả giúp giảm mỡ máu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:

  • Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? 14 loại lá cây uống hiệu quả
  • Uống trà gì để giảm mỡ máu? 23 trà giảm mỡ máu cao tốt nhất
  • Uống cà phê có giảm mỡ máu không, uống bao nhiêu thì được?

2. Cacao

Cacao là nguồn cung cấp dồi dào flavonoids – một nhóm chất chống oxy hóa có khả năng giúp cải thiện chỉ số mỡ máu trong cơ thể. Theo nghiên cứu, tiêu thụ cacao đều đặn trong vòng 12 tuần có thể làm giảm lần lượt 5.09 mg/dL và 6.23 mg/dL chỉ số cholesterol xấu và cholesterol tổng thể. Do đó, trả lời câu hỏi uống gì để giảm mỡ máu nhanh, cacao có thể là một sự lựa chọn đáng cân nhắc.

3. Nước ép lựu

Nước ép lựu sở hữu hàm lượng cao chất chống oxy hóa như polyphenols, anthocyanins, vitamin E, giúp kiểm soát nồng độ lipid máu hiệu quả. Việc tiêu thụ thường xuyên thức uống này đã được chứng minh là có khả năng hạ chỉ số triglyceride và cholesterol xấu trong máu lần lượt xuống 5.17 mg/dL và 7.66 mg/dL. Vì vậy, nước ép lựu có thể là lời giải đáp phù hợp cho câu hỏi uống gì để giảm mỡ máu nhanh.

4. Nước ép quả mâm xôi

Mâm xôi giàu chất chống oxy hóa thuộc nhóm polyphenols (phenolic acids, flavonoids, stilbenes, lignans,…) Do đó, tiêu thụ nước ép từ loại quả này cũng có khả năng hỗ trợ cải thiện chỉ số mỡ máu.

Cụ thể, việc uống nước ép mâm xôi thường xuyên đã được chứng minh là có thể làm giảm nồng độ triglyceride, cholesterol xấu và cholesterol tổng thể, mà không ảnh hưởng tới chỉ số cholesterol tốt (HDL) và đường huyết. Vì vậy, đây sẽ là thức uống phù hợp cho người bệnh máu nhiễm mỡ.

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (13)

Nước ép quả mâm xôi giàu chất chống oxy hóa polyphenols

5. Nước ép việt quất

Việt quất là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa. Trong đó, resveratrol đã được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực tới chỉ số mỡ máu, thông qua tác dụng hỗ trợ làm giảm triglyceride và cholesterol xấu trong cơ thể. Do đó, trả lời câu hỏi uống gì để hạ mỡ máu, nước ép việt quất có thể là lựa chọn đáng cân nhắc.

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (14)

Quả việt quất có chứa các hóa chất đã được chứng minh là có đặc tính giảm cholesterol

6. Nước ép cà chua

Cà chua giàu chất chống oxy hóa lycopene. Hấp thụ từ 25 mg lycopene mỗi ngày có thể giúp giảm khoảng 10% nồng độ cholesterol xấu. Hiệu quả này tương đương với việc dùng một liều nhỏ statin – nhóm thuốc kê đơn phổ biến nhất được bác sĩ chỉ định để hạ mỡ máu hiện nay.

Mặt khác, một cốc nước ép cà chua thường chứa khoáng 6.6 mg lycopene, tức hơn 1/4 hàm lượng kể trên. Do đó, bổ sung lycopen từ nước ép cà chua có thể là một giải pháp hiệu quả giúp cải thiện chỉ số mỡ máu.

Ngoài ra, các dưỡng chất trong cà chua như phytoene, phytofluene, beta-carotene,… đã được chứng minh là có khả năng hỗ trợ làm giảm nồng độ triglyceride, cholesterol xấu và cholesterol tổng thể, đồng thời tăng hàm lượng cholesterol tốt trong máu. Do đó, bổ sung nước ép cà chua vào thực đơn hàng ngày có thể là giải pháp hữu hiệu giúp hạ lipid máu.

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (15)

Nước ép cà chua giàu lycopene, hỗ trợ làm giảm mức cholesterol máu

7. Sữa đậu nành

Bên cạnh hàm lượng cao chất xơ hòa tan, đậu nành còn chứa isoflavones – chất chống oxy đã được chứng minh là có tác dụng giảm đáng kể chỉ số triglyceride và tăng nhẹ nồng độ cholesterol tốt (HDL) trong máu.

Ngoài ra, arginine – một loại axit amin chứa trong đậu nành cũng được biết đến với khả năng hỗ trợ làm giảm triglyceride máu. Vì vậy, trả lời câu hỏi uống gì để giảm mỡ máu nhanh, sữa đậu này có thể là sự lựa chọn phù hợp.

8. Sữa yến mạch

Tiêu thụ yến mạch thường xuyên có thể giúp hạ chỉ số cholesterol xấu và cholesterol tổng thể xuống lần lượt 5% và 10%. Bởi lẽ, đây là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ và các chất chống oxy hóa như axit phenolic, vitamin E, flavonoids. Do đó, sữa mạch cũng có thể là thức uống có lợi, giúp cải thiện chỉ số mỡ máu hiệu quả.

9. Nước ép bông cải xanh

Theo nghiên cứu, bông cải xanh có khả năng giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa lipid, giảm nồng độ triglyceride, cholesterol xấu và cholesterol tổng thể.

Ngoài ra, sulforaphane trong loại rau này cũng được chứng minh là tác dụng hỗ trợ đẩy lùi tình trạng xơ vữa động mạch bằng cách ức chế quá trình oxy hóa các “cặn” mỡ trong cơ thể. Do đó, tiêu thụ nước ép bông cải xanh sẽ là giải pháp đáng cân nhắc, giúp tối ưu chế độ dinh dưỡng cho người mỡ máu cao.

10. Nước ép nghệ

Nước ép nghệ giàu curcumin. Hoạt chất curcumin trong củ nghệ vừa có tác dụng chống oxy hóa, góp phần ức chế sự hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch, vừa kích thích sản sinh cholesterol esterase – một loại enzyme giúp gan kiểm soát và đào thải mỡ thừa hiệu quả.

Lưu ý, uống nước ép nghệ nhiều có thể gây vàng da, do đó, bạn không nên uống nhiều hơn 50g nước ép nghệ nguyên chất hoặc 100g nước ép nghệ pha loãng / ngày.

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (16)

Nước ép nghệ dễ uống hơn khi được pha kèm với chanh

11. Nước ép củ dền

Củ cải dền chứa nhiều phytosterols, một loại lipid có cấu trúc hóa học tương tự như cholesterol, giúp giảm mức cholesterol được hấp thụ ở ruột, từ đó làm giảm mỡ máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

12. Nước ép măng tây

Trung bình 100g măng tây có thể đáp ứng khoảng 35% nhu cầu vitamin K được khuyến nghị hàng ngày dành cho người trưởng thành.

Trong khi đó, dưỡng chất này đã được chứng minh là có khả năng hỗ trợ kiểm soát tình trạng mỡ máu cao, đặc biệt ở người đồng mắc bệnh buồng trứng đa nang – đối tượng dễ mắc phải các rối loạn chuyển hóa lipid nghiêm trọng.

Vì vậy, tăng cường vitamin K từ nước ép măng tây có thể là giải pháp tối ưu, giúp hạ mỡ máu hiệu quả.

13. Nước ép cải bó xôi

Nước ép cải bó xôi có thể là một lựa chọn lý tưởng, giải đáp cho câu hỏi uống gì để giảm mỡ máu nhanh mà nhiều người bệnh đang quan tâm.

Theo nghiên cứu, cải bó xôi có khả năng ức chế quá trình hấp thụ chất béo từ chế độ ăn, góp phần đẩy lùi hiện tượng mỡ máu tăng cao, đặc biệt ở người bệnh gan nhiễm mỡ. Tác dụng này có được nhờ hàm lượng dồi dào chất xơ và các chất chống oxy hóa như vitamin C, beta-carotene, quercetin,… trong cải bó xôi.

14. Nước ép lê

Chất chống oxy hóa proanthocyanidins trong lê đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa lipid, giúp làm giảm triglyceride, cholesterol xấu và tăng nồng độ cholesterol tốt trong máu.

Ngoài ra, trung bình một quả lê (khoảng 178g) có thể đáp ứng khoảng 20% nhu cầu chất xơ hàng ngày, góp phần hạn chế ruột hấp thụ cholesterol từ chế độ dinh dưỡng, cải thiện mức mỡ máu.

15. Nước ép dâu tây

Tương tự proanthocyanidins, anthocyanin trong dâu tây cũng được chỉ rõ là có tác động tích cực lên chỉ số mỡ máu bằng cách giúp giảm cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi trong cơ thể.

Bên cạnh đó, trung bình 100g dâu tây có thể cung cấp khoảng 38% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của vitamin C, giúp ức chế quá trình oxy hóa cholesterol LDL, có thể dẫn đến hiện tượng xơ vữa trong động mạch và nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

16. Nước ép cam

Bên cạnh hàm lượng vitamin C dồi dào giống nước ép dâu, trung bình một cốc nước ép cam (khoảng 244 ml) có thể chứa khoảng 74.4 mcg folate, tương đương 19% nhu cầu dưỡng chất này hàng ngày.

Folate đã được chứng minh là có khả năng giúp giảm nồng độ triglyceride và cholesterol tổng thể, hỗ trợ cải thiện chỉ số mỡ máu. Vì vậy, uống gì để giảm mỡ trong máu, nước ép cam có thể là sự lựa chọn đáng cân nhắc.

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (17)

Nước ép cam giàu vitamin C và folate (vitamin B9) – hai dưỡng chất hỗ trợ cải thiện lipid máu hiệu quả

17. Sữa hạnh nhân

Một cốc sữa hạnh nhân (235 ml) có thể chứa khoảng 46% nhu cầu vitamin E hàng ngày. Dưỡng chất này có khả năng ức chế quá trình oxy hóa cholesterol trong mạch máu, từ đó làm giảm kích thước các mảng xơ vữa động mạch xuống khoảng 50%. Do đó, tiêu thụ sữa hạnh nhân thường xuyên có thể vừa hỗ trợ hạ mỡ máu vừa đẩy lùi các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

18. Nước ép dưa hấu

Citrulline và arginine là hai loại axit amin trong dưa hấu, có tác dụng cộng hưởng giúp tăng sinh oxit nitric. Mặt khác, oxit nitric lại có khả năng ức chế hoạt động của PCSK9 – tác nhân gây rối loạn chuyển hóa lipid và gia tăng cholesterol LDL tại gan.

Nhờ vậy, tiêu thụ thường xuyên các món ăn, thức uống từ dưa hấu có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL) xuống khoảng 34.6%. Trong đó, nước ép dưa hấu sẽ là một sự lựa chọn phù hợp.

19. Nước ép rau diếp cá

Rau diếp cá rất giàu cellulose – một loại chất xơ không hòa tan. Khi đi vào cơ thể, dưỡng chất này sẽ góp phần kiểm soát lượng chất béo hấp thụ từ chế độ ăn và hỗ trợ gan đào thải các cặn mỡ thừa ra bên ngoài.

Vì vậy, uống nước ép rau diếp cá đều đặn có thể giúp cải thiện và ổn định chỉ số mỡ máu. Đây sẽ là lựa chọn lý tưởng, giúp bạn trả lời cho câu hỏi uống gì để giảm mỡ máu nhanh.

20. Nước ép cải xoăn

Cải xoăn giàu chất chống oxy hóa glucosinolates và flavonoids. Tiêu thụ cải xoăn thường xuyên đã được chứng minh là có khả năng tối ưu quá trình chuyển hóa cholesterol thành các acid mật tại gan, vừa giúp giảm cholesterol thừa trong cơ thể, vừa hỗ trợ cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.

Do đó, nếu bạn phân vân chưa biết uống gì để chữa mỡ máu, nước ép cải xoăn có thể thể là gợi ý đáng cân nhắc.

21. Nước ép táo

Táo giàu chất chống oxy hóa polyphenols. Theo nghiên cứu, tiêu thụ 2 quả táo / ngày có thể góp phần cải thiện chỉ số cholesterol và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đặc biệt ở người bị tăng mỡ máu mức độ nhẹ.

22. Nước ép nho tím

Các chất chống oxy hóa thuộc nhóm polyphenols trong nho tím đã được chứng minh là có tác động tích cực tới chỉ số mỡ máu, thông qua việc hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol xấu và ngăn chặn quá trình oxy hóa loại mỡ máu này trong cơ thể. Vì vậy, nước ép nho tím cũng sẽ là một gợi ý phù hợp cho câu hỏi uống gì để giảm mỡ máu cao.

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh?

Bên cạnh danh sách uống nước gì để giảm mỡ máu, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng hạ lipid máu như statin, fibrate,… theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó:

1. Nhóm thuốc statins

Với liều lượng vừa phải, statins có thể giúp ức chế men khử HMG-CoA – một enzyme cần thiết cho việc sản xuất cholesterol tại gan, từ đó làm giảm nồng độ cholesterol tổng thể. Một số loại thuốc thuộc nhóm statins bao gồm:

  • Simvastatin;
  • Atorvastatin;
  • Rosuvastatin;

Tuy statins là một nhóm thuốc nằm trong danh sách uống gì để giảm mỡ máu nhanh, song nếu tiêu thụ quá liều, không đúng chỉ định của bác sĩ, thuốc vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Đau mỏi cơ bắp;
  • Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Tăng men gan, viêm gan, suy gan;
  • Đau đầu, chóng mặt, căng thẳng tinh thần.

2. Nhóm thuốc fibrates

Nhóm thuốc fibrates có khả năng kích thích sự hấp thu axit béo của tế bào, kết hợp với việc giảm tổng hợp axit béo tự do và chất béo trung tính ở gan, từ đó giúp ổn định chỉ số mỡ máu. Nhóm thuốc fibrate bao gồm:

  • Fenofibrate;
  • Gemfibrozil;
  • Ciprofibrate;

Tương tự statins, nhóm fibrates, nếu tiêu thụ không đúng liều lượng, có thể đem lại các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tăng khí động ruột;
  • Đau mỏi cơ bắp;
  • Tăng men gan, viêm gan, suy gan;
  • Tiểu nhiều, tiểu đêm;
  • Đột quỵ.

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (18)

Nhóm thuốc fibrates có thể hỗ trợ cải thiện cả cholesterol lẫn triglyceride máu

3. Niacin

Niacin hay vitamin B3 cũng là một gợi ý trong danh sách uống gì để chữa mỡ máu cao. Loại thuốc này có khả năng ức chế enzyme tăng sinh triglyceride – DGAT-2 và kích thích lipoprotein lipase, giúp giảm chỉ số triglyceride trong máu.

Ngoài ra, niacin cũng hỗ trợ hoạt động của ABCA1 – protein có tác dụng giúp loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể.

Khi sử dụng quá liều, niacin cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như:

  • Đỏ, ngứa, nóng rát trên da;
  • Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy;
  • Bệnh gout do tăng axit uric;
  • Hạ đường huyết;
  • Tăng men gan, viêm gan, suy gan;
  • Đau đầu, chóng mặt, căng thẳng tinh thần.

4. Nhóm resins

Nhóm thuốc resins bao gồm cholestyramin và colestipol có tác dụng liên kết với axit mật, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể.

Resins thường được sử dụng phối hợp với nhóm statins hoặc khi người bệnh không dung nạp với statins. Vì chỉ được sử dụng trong các trường hợp nêu trên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ và tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng chỉ định khi dùng nhóm thuốc này.

5. Nhóm ức chế sự hấp thu cholesterol

Tương tự resins, thuốc ức chế hấp thụ cholesterol (ezetimibe) được sử dụng cùng với nhóm statin hoặc trong trường hợp không dung nạp statin. Nhóm thuốc này thường giúp người bệnh kiểm soát hàm lượng cholesterol hấp thụ từ thực phẩm, góp phần cải thiện và ổn định chỉ số mỡ máu.

Lưu ý, bạn chỉ nên sử dụng thuốc ức chế hấp thụ cholesterol khi được bác sĩ kê đơn và chỉnh định rõ ràng.

6. Hoóc-môn estrogen

Bổ sung estrogen cũng là một giải pháp giúp hạ mỡ máu ở phụ nữ mãn kinh – đối tượng có nguy cơ cao mắc rối loạn chuyển hóa lipid. Tuy nhiên, phương pháp này thường không được khuyến nghị, bởi một số rủi ro tiềm tàng như bệnh tim mạch, ung thư vú, ung thư tử cung,… Vì vậy, tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng chỉ định đóng vai trò vô cùng quan trọng.

7. Nhóm axit béo không bão hòa omega-3

Các loại axit béo omega-3 như DHA và EPA đã được chứng minh là có khả năng hỗ trợ làm giảm mức triglyceride máu, đặc biệt là ở người mắc các hội chứng chuyển hóa như đái tháo đường và tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá liều, nhóm thuốc này vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Chảy máu, máu khó đông;
  • Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn mửa;
  • Chóng mặt, đau đầu, cảm giác mệt mỏi.

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (19)

Bổ sung axit béo omega-3 có thể giúp làm giảm mỡ máu

Kiêng uống gì để giảm mỡ trong máu?

Ngoài việc quan tâm uống gì để giảm mỡ máu nhanh, bạn cũng cần kết hợp tránh tiêu thụ những thức uống có thể làm tăng mức mỡ máu, trong đó bao gồm:

1. Rượu bia

Gan chịu trách nhiệm đào thải cồn từ rượu bia ra khỏi cơ thể. Quá trình này có thể sản sinh ra acetaldehyde, một hợp chất có thể gây ngộ độc các tế bào gan khỏe mạnh, dẫn đến suy giảm chức năng gan, rối loạn chuyển hóa lipid và tăng nguy cơ mỡ máu cao. Do đó, để hạ mỡ máu hiệu quả, loại bỏ hoàn toàn rượu bia và thức uống có cồn ra khỏi thực đơn sẽ là giải pháp tối ưu.

2. Sữa nguyên kem

Trung bình một cốc sữa nguyên kem (khoảng 240 ml) có thể chứa 5g chất béo bão hoà và 36 mg cholesterol, lần lượt tương đương 25% và 12% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.

Do đó, tiêu thụ sữa nguyên kem thường xuyên, cùng với chế độ ăn giàu chất béo và cholesterol, có thể khiến chỉ số mỡ máu tăng cao. Thay vì sữa nguyên kem, người bị mỡ máu cao có thể sử dụng các loại sữa hạt hoặc sữa tươi tách béo.

3. Đồ uống chứa nhiều đường bổ sung

Đồ uống chứa nhiều đường bổ sung (nước ngọt, trà sữa, nước tăng lực,…) có thể nhanh chóng làm tăng mức glucose trong máu. Điều này thúc đẩy gan tăng cường tổng hợp triglyceride máu, góp phần gây tăng mỡ máu. Vì vậy, người bị mỡ máu cao nên hạn chế tối đa hoặc kiêng hoàn toàn các thức uống nhiều đường.

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (20)

Người bệnh mỡ máu cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường

Làm thế nào để giảm mỡ máu?

Để giảm mỡ máu, người bệnh không nên chỉ phụ thuộc vào các loại thức uống kể trên mà còn cần kết hợp duy trì một chế độ ăn và lối sống lành mạnh. Cụ thể:

1. Duy trì chế độ ăn và lối sống lành mạnh

  • Hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol: Cắt giảm lượng chất béo bão hòa và cholesterol ngay từ chế độ ăn có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt mức cholesterol máu. Trong đó, các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol bao gồm thịt đỏ, mỡ động vật, đồ chiên rán,…;
  • Tăng cường chất xơ: Thêm vào chế độ ăn uống các loại rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm lượng chất béo được vận chuyển vào máu sau mỗi bữa ăn, góp phần ổn định chỉ số lipid máu;
  • Giảm hấp thụ đường: Bánh kẹo, nước ngọt, nước trái cây đóng chai thường chứa hàm lượng đường cao, có thể làm tăng triglyceride trong máu. Vì vậy, loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn sẽ là giải pháp tối ưu;
  • Kiêng uống rượu bia: Rượu bia là “kẻ thù số một” của gan, tác nhân hàng đầu gây suy giảm chức năng gan và rối loạn chuyển hóa lipid. Do đó, hãy kiêng hoàn toàn các loại đồ uống này để giảm mỡ máu và bảo vệ lá gan hiệu quả;
  • Bỏ thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số mỡ máu, làm tăng triglyceride, cholesterol xấu (LDL) và giảm nồng độ cholesterol có lợi (HDL). Vì vậy, bỏ thói quen hút thuốc sẽ giúp cải thiện và duy trì mỡ máu ở mức an toàn;
  • Tập luyện đều đặn và giảm cân: Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần thực hiện các bài vận động vừa phải như đi bộ, chạy, bơi lội hoặc đạp xe có thể giúp bạn “đốt cháy” mỡ trong cơ thể, hỗ trợ hạ lipid máu.
  • Hạn chế căng thẳng tinh thần: Căng thẳng có thể gây rối loạn nội tiết tố và thúc đẩy quá trình oxy hóa cholesterol tại động mạch, hình thành nên các mảng xơ vữa. Do đó, bạn nên hạn chế để bản thân căng thẳng, cố gắng giữ tâm lý bình tĩnh bằng các liệu pháp thiền chánh niệm hoặc yoga;
  • Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây tăng lipid máu bởi thói quen này có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể. Vì vậy, người bệnh nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày để duy trì sức khỏe trong trạng thái tối ưu.

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (21)

Người bệnh mỡ máu cần hạn chế tiêu thụ thịt đỏ (bò, heo, cừu, dê,…)

2. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bên cạnh những thói quen kể trên, việc thăm khám thường xuyên cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm mỡ máu. Khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, người bệnh nên thực hiện các bước xét nghiệm mỡ máu, tầm soát các biến chứng do mỡ máu cao và tham khảo ý kiến bác sĩ để sớm có giải pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi uống gì để giảm mỡ máu nhanh từ Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ hiểu biết về các thức uống giúp hạ lipid máu và những nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống phù hợp cho người mỡ máu cao.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới chủ đề uống gì để giảm mỡ máu nhanh hay làm thế nào để xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho người mỡ máu cao, hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn chi tiết.

Rate this post

Cập nhật lần cuối: 16:26 08/05/2024

Chia sẻ:

Nguồn tham khảo

  1. Jacques, P. F., Rogers, G., Stookey, J. D., & Perrier, E. T. (2021). Water Intake and Markers of Hydration Are Related to Cardiometabolic Risk Biomarkers in Community-Dwelling Older Adults: A Cross-Sectional Analysis.The Journal of nutrition,151(10), 3205–3213. https://doi.org/10.1093/jn/nxab233
  2. Mensink, R. P., & Katan, M. B. (1989). Effect of a diet enriched with monounsaturated or polyunsaturated fatty acids on levels of low-density and high-density lipoprotein cholesterol in healthy women and men.The New England journal of medicine,321(7), 436–441. https://doi.org/10.1056/NEJM198908173210705
  3. Xu, R., Yang, K., Li, S., Dai, M., & Chen, G. (2020). Effect of green tea consumption on blood lipids: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials.Nutrition journal,19(1), 48. https://doi.org/10.1186/s12937-020-00557-5
  4. Tokede, O. A., Gaziano, J. M., & Djoussé, L. (2011). Effects of cocoa products/dark chocolate on serum lipids: a meta-analysis.European journal of clinical nutrition,65(8), 879–886. https://doi.org/10.1038/ejcn.2011.64
  5. Bahari, H., Rezaiian, F., Goudarzi, K., Mirmohammadali, S. N., Asbaghi, O., Kolbadi, K. S. H., Naderian, M., & Hosseini, A. (2023). The effects of pomegranate consumption on lipid profile in adults: A systematic review and meta-analysis. Journal of Functional Foods, 108, 105727. https://doi.org/10.1016/j.jff.2023.105727
  6. Ferreira de Araujo, P. R., da Silva Santos, V., Rodrigues Machado, A., Gevehr Fernandes, C., Silva, J. A., & da Silva Rodrigues, R. (2011). Benefits of blackberry nectar (Rubus spp.) relative to hypercholesterolemia and lipid peroxidation.Nutricion hospitalaria,26(5), 984–990. https://doi.org/10.1590/S0212-16112011000500010
  7. Cao, X., Liao, W., Xia, H., Wang, S., & Sun, G. (2022). The Effect of Resveratrol on Blood Lipid Profile: A Dose-Response Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials.Nutrients,14(18), 3755. https://doi.org/10.3390/nu14183755
  8. Centre for Reviews and Dissemination (UK). (2011). Protective effect of lycopene on serum cholesterol and blood pressure: meta-analyses of intervention trials. Database of Abstracts of Reviews of Effects (DARE): Quality-assessed Reviews – NCBI Bookshelf. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK81708/
  9. Li, H., Chen, A., Zhao, L., Bhagavathula, A. S., Amirthalingam, P., Rahmani, J., Salehisahlabadi, A., Abdulazeem, H. M., Adebayo, O., & Yin, X. (2020). Effect of tomato consumption on fasting blood glucose and lipid profiles: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials.Phytotherapy research : PTR,34(8), 1956–1965. https://doi.org/10.1002/ptr.6660
  10. Yang, S., Zeng, Q., Huang, X., Liang, Z., & Hu, H. (2023). Effect of Isoflavones on Blood Lipid Alterations in Postmenopausal Females: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Trials.Advances in nutrition (Bethesda, Md.),14(6), 1633–1643. https://doi.org/10.1016/j.advnut.2023.09.008
  11. Hadi, A., Arab, A., Moradi, S., Pantovic, A., Clark, C. C. T., & Ghaedi, E. (2019). The effect of l-arginine supplementation on lipid profile: a systematic review and meta-analysis of randomised controlled trials.The British journal of nutrition,122(9), 1021–1032. https://doi.org/10.1017/S0007114519001855
  12. Thongoun, P., Pavadhgul, P., Bumrungpert, A., Satitvipawee, P., Harjani, Y., & Kurilich, A. (2013). Effect of oat consumption on lipid profiles in hypercholesterolemic adults.Journal of the Medical Association of Thailand = Chotmaihet thangphaet,96 Suppl 5, S25–S32.
  13. Li, X., Cai, Z., Yang, F., Wang, Y., Pang, X., Sun, J., Li, X., & Lu, Y. (2024). Broccoli Improves Lipid Metabolism and Intestinal Flora in Mice with Type 2 Diabetes Induced by HFD and STZ Diet. Foods, 13(2), 273. https://doi.org/10.3390/foods13020273
  14. Shehatou, G. S., & Suddek, G. M. (2016). Sulforaphane attenuates the development of atherosclerosis and improves endothelial dysfunction in hypercholesterolemic rabbits.Experimental biology and medicine (Maywood, N.J.),241(4), 426–436. https://doi.org/10.1177/1535370215609695
  15. Tan, J., & Li, Y. (2024). Revisiting the interconnection between lipids and vitamin K metabolism: insights from recent research and potential therapeutic implications: a review.Nutrition & metabolism,21(1), 6. https://doi.org/10.1186/s12986-023-00779-4
  16. Liu, Q., Xie, Y. J., Qu, L. H., Zhang, M. X., & Mo, Z. C. (2019). Dyslipidemia involvement in the development of polycystic ovary syndrome.Taiwanese journal of obstetrics & gynecology,58(4), 447–453. https://doi.org/10.1016/j.tjog.2019.05.003
  17. Elvira-Torales, L. I.,, Periago, M. J.,, González-Barrio, R.,, Hidalgo, N.,, Navarro-González, I.,, Gómez-Gallego, C.,, Masuero, D.,, Soini, E.,, Vrhovsek, U.,, & García-Alonso, F. J., (2019). Spinach consumption ameliorates the gut microbiota and dislipaemia in rats with diet-induced non-alcoholic fatty liver disease (NAFLD).Food & function,10(4), 2148–2160. https://doi.org/10.1039/c8fo01630e
  18. Wang, P., Liu, X. L., Jiang, Z. Z., Long, Y., Gao, C. L., Huang, W., Tan, X. Z., Ma, X. M., & Xu, Y. (2024). Effect of proanthocyanidins on blood lipids: A systematic review and meta-analysis.Phytotherapy research : PTR,38(5), 2154–2164. https://doi.org/10.1002/ptr.8162
  19. Jang, H. H., Hwang, I. G., & Lee, Y. M. (2023). Effects of anthocyanin supplementation on blood lipid levels: a systematic review and meta-analysis.Frontiers in nutrition,10, 1207751. https://doi.org/10.3389/fnut.2023.1207751
  20. Moser, M. A., & Chun, O. K. (2016). Vitamin C and Heart Health: A Review Based on Findings from Epidemiologic Studies.International journal of molecular sciences,17(8), 1328. https://doi.org/10.3390/ijms17081328
  21. Asbaghi, O., Ashtary-Larky, D., Bagheri, R., Nazarian, B., Pourmirzaei Olyaei, H., Rezaei Kelishadi, M., Nordvall, M., Wong, A., Dutheil, F., & Naeini, A. A. (2022). Beneficial effects of folic acid supplementation on lipid markers in adults: A GRADE-assessed systematic review and dose-response meta-analysis of data from 21,787 participants in 34 randomized controlled trials.Critical reviews in food science and nutrition,62(30), 8435–8453. https://doi.org/10.1080/10408398.2021.1928598
  22. Paulis, G., Brancato, T., D’Ascenzo, R., De Giorgio, G., Nupieri, P., Orsolini, G., & Alvaro, R. (2013). Efficacy of vitamin E in the conservative treatment of Peyronie’s disease: legend or reality? A controlled study of 70 cases.Andrology,1(1), 120–128. https://doi.org/10.1111/j.2047-2927.2012.00007.x
  23. Hong, M. Y., Beidler, J., Hooshmand, S., Figueroa, A., & Kern, M. (2018). Watermelon and l-arginine consumption improve serum lipid profile and reduce inflammation and oxidative stress by altering gene expression in rats fed an atherogenic diet. Nutrition Research, 58, 46–54. https://doi.org/10.1016/j.nutres.2018.06.008
  24. Yang, I. F., Jayaprakasha, G. K., & Patil, B. S. (2017). In Vitro Bile Acid Binding Capacities of Red Leaf Lettuce and Cruciferous Vegetables.Journal of agricultural and food chemistry,65(36), 8054–8062. https://doi.org/10.1021/acs.jafc.7b02540
  25. Koutsos, A., Riccadonna, S., Ulaszewska, M. M., Franceschi, P., Trošt, K., Galvin, A., Braune, T., Fava, F., Perenzoni, D., Mattivi, F., Tuohy, K. M., & Lovegrove, J. A. (2020). Two apples a day lower serum cholesterol and improve cardiometabolic biomarkers in mildly hypercholesterolemic adults: a randomized, controlled, crossover trial.The American journal of clinical nutrition,111(2), 307–318. https://doi.org/10.1093/ajcn/nqz282
  26. Lupoli, R., Ciciola, P., Costabile, G., Giacco, R., Minno, M. N. D. D., & Capaldo, B. (2020). Impact of Grape Products on Lipid Profile: A Meta-Analysis of Randomized Controlled Studies.Journal of clinical medicine,9(2), 313. https://doi.org/10.3390/jcm9020313
  27. Jensen, J., Nilas, L., & Christiansen, C. (1990). Influence of menopause on serum lipids and lipoproteins.Maturitas,12(4), 321–331. https://doi.org/10.1016/0378-5122(90)90012-u
  28. Liu, Y. X., Yu, J. H., Sun, J. H., Ma, W. Q., Wang, J. J., & Sun, G. J. (2023). Effects of Omega-3 Fatty Acids Supplementation on Serum Lipid Profile and Blood Pressure in Patients with Metabolic Syndrome: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials.Foods (Basel, Switzerland),12(4), 725. https://doi.org/10.3390/foods12040725

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chế độ ăn giảm mỡ máu cho người máu nhiễm mỡ tránh biến chứng
13 cách giảm mỡ máu tại nhà, làm thế nào để kiểm soát tốt?
Mỡ máu có ăn được sữa chua không? Ăn thế nào cho tốt?
Uống sữa đậu nành có giảm mỡ máu không, uống thế nào cho tốt?
13 loại sữa dành cho người mỡ máu cao đủ dinh dưỡng, tốt nhất
Mỡ máu cao có gây đau đầu không? Khám phá mối liên hệ
Mỡ máu cao ăn khoai lang được không? Tốt không và ăn thế nào?

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (29)

KIỂM TRA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

Xem Thêm

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (30)

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xem Thêm

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (31)

TÌM TRUNG TÂM

Xem Thêm

Liên hệ

Đặt Lịch khám

Discover more from Nutrihome

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading

Uống gì để giảm mỡ máu nhanh, hiệu quả? 23 thức uống tham khảo (2024)

References

Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Chrissy Homenick

Last Updated:

Views: 6141

Rating: 4.3 / 5 (74 voted)

Reviews: 89% of readers found this page helpful

Author information

Name: Chrissy Homenick

Birthday: 2001-10-22

Address: 611 Kuhn Oval, Feltonbury, NY 02783-3818

Phone: +96619177651654

Job: Mining Representative

Hobby: amateur radio, Sculling, Knife making, Gardening, Watching movies, Gunsmithing, Video gaming

Introduction: My name is Chrissy Homenick, I am a tender, funny, determined, tender, glorious, fancy, enthusiastic person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.